Có thể nói rằng thị trường máy ép tách tại Việt Nam hiện nay khá “thượng vàng hạ cám”, khiến không ít người nông dân và các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp bối rối khi phải quyết định lựa chọn loại máy ép tách phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Bài viết này sẽ giúp người đọc có một cái nhìn tổng thể về những công nghệ ép tách chủ chốt nhất và đang chiếm lĩnh thị trường nội địa. Cụ thể như sau:
1/ Công nghệ tách màn hình nghiêng cố định
Đây là công nghệ lâu đời nhất và được sử dụng chủ yếu trong ngành xử lý nước thải cho các hộ chăn nuôi vừa và nhỏ. Bộ tách màn hình bao gồm nghiêng tĩnh, rung, quay và bay trong kênh màn hình băng tải. Tất cả các dấu phân cách thuộc loại này liên quan đến một màn hình có kích thước lỗ cụ thể chỉ cho phép rắn các hạt có kích thước nhỏ hơn các khe hở để lọt qua. Loại thiết bị phân tách này thường hoạt động tốt nhất với phân có hàm lượng chất rắn nhỏ hơn 5%.
Phân lỏng được bơm lên mép trên của màn hình nghiêng (xem Hình 1). Chất lỏng đi qua màn hình trong khi chất rắn tích tụ trên màn hình và cuối cùng chuyển động xuống dưới do lực hấp dẫn và chất lỏng sức ép. Hệ thống này không có bộ phận chuyển động hoặc nguồn điện ngoại trừ một máy bơm cần thiết để di chuyển phân lỏng lên trên cùng của màn hình. Hạn chế của bộ phân tách màn hình nghiêng đứng yên là chất nhờn sinh học tích tụ và làm tắc lưới lọc. Hệ quả là người sử dụng phải thường xuyên vệ sinh lưới lọc để đảm bảo lưới lọc ko bị tắc.
Ưu điểm: Xử lý được lượng lớn nước thải.
Nhược điểm: Lưới dễ bị tắc nghẽn và chất thải rắn sau quá trình ép tách khá ướt hay chứa hàm lượng nước rất cao.
2/ Công nghệ màn hình rung
Là công nghệ cải tiến, kết cấu màn hình rung khá tương đồng với màn hình nghiêng cố định. Phân lỏng được bơm lên mép trên của màn hình , màng hình được kết nối mói 1 motor rung. Động cơ rung làm giảm tắc nghẽn của màn hình. Yêu cầu điện năng cao hơn với hệ thống này so với màn hình nghiêng đứng yên.
Ưu điểm: Màn hình rung tuy hạn chế được vấn đề tắc nghẽn lưới của công nghệ đàn anh đi trước màn hình nghiêng.
Nhược điểm: Chất thắn vẫn còn rất ướt, dẫn đến hàng hoạt những khó khăn trong công tác vận chuyển. Bên cạnh đó, mùi hôi nông nặc của chất thải rắn sau quá trình ép tách cũng đã và đang là một vấn đề nan giải cho người sử dụng.
3/ Công nghệ máy ép trục vít
Tiếp nối những thành tựu của các công nghệ trước đó cũng như áp dụng những cải tiến mạnh mẽ, công nghệ máy ép trục vít được cho ra đời và được người tiêu dùng khá ưu ái trong 10 năm trở lại đây. Các chuyên gia đánh giá cao cấu tạo của công nghệ máy ép trục vít vì tính hiệu quả của nó. Được cấu tạo bởi một băng tải dạng vít ở trung tâm, đẩy bùn qua một ống và qua một màn hình trụ, máy ép trục vít vận chuyển chất rắn được giữ lại trên màn hình cho đến khi chất rắn được thải ra ngoài và nước thải thoát ra ngoài thông qua các lỗ lưới.
- Ưu điểm: Chất thải rắn sau khi ép đảm bảo độ khô, tơi, xốp với độ ẩm chỉ ở mức 65-70% ( có thể hình dung là khi sử dụng lực tay bình thường để vắt thì không rỉ nước) và đặc biệt là mùi hôi được giảm thiểu đang kể giúp dễ dàng vận chuyển.
- Nhược điểm: Máy ép trục vít có giá thành cao và yêu cầu nguồn điện khi vận hành.
5/ Công nghệ máy tách ép trục vít
Là đàn em nhỏ tuổi nhất nhưng được xem là mạnh mẽ nhất trong các công nghệ ép tách hiện tại, dòng máy tách ép trục vít được ví như đứa con lai tạo, kết hợp giữa công nghệ màn hình nghiêng và ép trục vít. Chất lỏng được bơm lên mép trên của lưới, một lượng lớn nước sẽ thoát ra ngoài thông qua lỗ lưới, phân sẽ được tích tụ và rơi xuống trục vít, trục vít có nhiệm vụ vận chuyển và ép khô phân sau đó thải ra bên ngoài.
- Ưu điểm: Tối đa hóa hiệu quả xử lý lượng nước thải chăn nuôi. Chất thải rắn sau khi ép tách khô, tơi xốp và ít mùi hôi.
- Nhược điểm: Giá thành cao.
Hi vọng bài viết trên sẽ mang lại nhiều hữu ích cho bà con trong việc lụa chọn công nghệ máy ép phù hợp.