Cùng với xu hướng chăn nuôi quy mô lớn và chăn nuôi thâm canh, ô nhiễm môi trường do sản xuất chăn nuôi gây ra được đánh giá là một trong những rủi ro lớn nhất cho vật nuôi và sức khỏe công cộng tại Việt Nam trong những năm gần đây. Dinh dưỡng và kháng sinh cùng những dư lượng khác trong phân động vật chưa qua xử lý, khi xả ra đất và nước xung quanh chính là những nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm cục bộ tại nhiều tỉnh thành trên cả nước và đã trở thành vấn nạn dai dẳng tại hầu hết các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm hiện nay. Được biết đến như “chìa khóa vàng” trong số các phương pháp quản lý chất thải động vật tiện tiến và hiện đại, máy tách ép phân mang lại hiệu quả như thế nào trong việc xử lý chất thải chăn nuôi và làm sao để vận hành máy tách phân đạt hiệu suất cao? Nếu cũng đang tìm kiếm câu trả lời cho các vấn đề này, bài viết sau chắc chắn sẽ phần nào hữu ích cho bạn.
Máy tách phân mang lại hiệu quả như thế nào trong chăn nuôi.
Máy tách ép phân là quá trình loại bỏ một phần chất hữu cơ và chất rắn vô cơ từ hỗn hợp phân lỏng. Máy tách ép phân hiệu quả có thể loại bỏ được 90% chất rắn hữu cơ từ phân lỏng (hoặc bùn) mới.
Những lợi ích do quy trình máy ép tách phân có thể kể đến như sau:
1. Dễ dàng xử lý và vận chuyển: Chất rắn sau khi ép tách sẽ có hàm lượng chất khô cao, tơi xốp và dễ dàng thu gom, xử lý, đóng bao, lưu trữ và vận chuyển so với chất thải động vật thông thường. Đặc biệt, trong chăn nuôi gia súc, nước thải sau ép tách chứa hàm lượng chất rắn thấp nên tiện dụng tạo ra khí sinh học hoặc làm phân bón vườn.
2. Giảm mùi hôi và ô nhiễm không khí: Ô nhiễm không khí chủ yếu do mùi hôi phát ra từ quá trình phân hủy và mục rữa của các chất hữu cơ trong phân, nước tiểu động vật và thức ăn thừa. Việc ép tách phân loại bỏ 90% chất thải rắn giúp giảm thiểu mùi hôi đáng kể.
3. Giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường đất và nước: Tại Việt Nam, diện tích đất xả thải tại các cơ sở chăn nuôi thường rất nhỏ. Theo báo cáo của tổ chức Ngân Hàng Thế Giới World Bank, khoảng 60% số chất thải của lợn được xả thẳng trực tiếp vào môi trường không qua xử lý. Phân của vật nuôi chứa nhiều Nitơ, phốt pho, kẽm, đồng, Asen, Niken (kim loại nặng),… và các vi sinh vật gây hại khác không những gây ô nhiễm không khí mà còn làm ô nhiễm nguồn đất, nước bề mặt và cả nguồn nước ngầm ở nhiều cấp độ khác nhau, gây tác động tiêu cực lên sức khỏe người dân địa phương. Thực hành quản lý chất thải bằng việc ứng dụng máy tách ép phân giúp tách riêng việc thu gom chất thải rắn và lỏng, dễ dàng tái chế để sử dụng làm phân bón hoặc khí đốt sinh học. Ngoài ra, khác với quy trình sử dụng hầm khí ga sinh học Biogas phổ biến khi mà chất lỏng và chất rắn được trộn lẫn với nhau cho vào hầm, máy ép tách phân giúp giảm thiểu đáng kể lượng chất thải rắn trong hỗn hợp chất thải động vật, giúp hạn chế tình trạng quá tải chất rắn cần chứa trong hầm Biogas. Bên cạnh đó, chất lỏng sau ép tách thúc đẩy sự phân hủy kị khí ở hầm Biogas và hữu ích trong việc ngăn chặn một số mùi và mầm bệnh. Đặc biệt, nước thải sau khi qua hầm Biogas không còn tình trang đen đặc, tác động tích cực đến mục tiêu bảo vệ môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững ngành chăn nuôi.